MẸO KIỂM SOÁT CƠN GIẬN: 10 ĐIỀU RĂN ĐỂ KIỂM SOÁT CƠN GIẬN.
Kiểm soát sự tổn thương, chứ không phải cơn giận – hãy trở về với những giá trị thật của bạn
Truyền thông mang đến điều may mắn và cũng là tai họa cho những nhà làm chuyên môn chúng ta. Sự may mắn nằm ở chỗ họ mang thông tin hữu ích đến cho rất nhiều người. Tai họa là truyền thông trở nên “được in sẵn” nghĩa là khi có nhiều câu hỏi giống nhau thì câu trả lời được lặp đi lặp lại bằng những lời giới thiệu ngắn và các chấm đầu dòng hời hợt.
Còn “bản in” của tôi thì mang nghĩa rộng hơn so với các đồng nghiệp, nhưng nó vẫn thu hút những câu hỏi vô tận về cách Kiểm soát cơn giận. Để cho chính xác thì “kiểm soát cơn giận” là một trong những thuật ngữ ngớ ngẩn nhất trong khoa học hành vi, nhưng lại được sử dụng rộng rãi như trò hề (ridicule) của truyền thông.
Giận dữ không cần phải kiểm soát; sự tổn thương lòng tự trọng mới là nguyên nhân cho các vấn đề của cơn giận và để làm giảm sự tổn thương đó cần làm việc trên một cách triệt để trên những giá trị cốt lõi của bản thân.
Tuy nhiên, các câu hỏi của truyền thông về kiểm soát cơn giận lại bắc cầu đến với công chúng, và vì thế, với lời xin lỗi, dưới đây là “Mười điều răn để kiểm soát cơn giận”.
- Nhận biết cơn giận như là dấu hiệu của sự tổn thương – bạn cảm thấy bị hạ thấp giá trị ở vài phương diện nào đó.
- Khi tức giận, hãy nghĩ hoặc làm điều gì đó làm bạn cảm thấy có giá trị cho bản thân, ví như một lời tán dương thích hợp (worthy of appreciation).
- Đừng tin vào sự phán xét của bản thân khi đang tức giận. Nó chỉ thổi phồng và khuếch đại hướng tiêu cực của vấn đề, làm méo mó sự đánh giá của tình huống hiện tại.
- Cố gắng nhìn ra sự phức tạp của vấn đề. Cơn giận chỉ chăm chăm vào tính phiến diện và cứng nhắc, mà bỏ qua hay đơn giản thái quá bối cảnh chung của tình huống.
- Hãy cố gắng hiểu về góc nhìn của người khác. Khi đang tức thì bạn hình dung về điều tồi tệ nhất hoặc ngay lập tức biến đối tượng của cơn giận thành người xấu.
- Đừng biện minh cho sự giận dữ. Thay vào đó, xem xét thử liệu nó có giúp ích gì trong cách hành xử của bạn trong thời gian dài.
- Hãy nhận biết nguồn cơn về thể lý và tâm thần của bạn khi cơn giận xuất hiện, nó có thể phát xuất khi chúng ta mệt mỏi, đói bụng, ốm, bối rối, lo âu, lo lắng, phân tâm, hoặc kiệt sức (overwhelmed).
- Tập trung vào việc hoàn thiện và giải quyết (repairing) hơn là đổ lỗi. Thật khó khi giận ai đó mà không chỉ trích họ và càng khó hơn khi lên án ai đó khi mình đang chuyên tâm vào việc uốn nắn và hoàn thiện bản thân.
- Khi tức giận, hãy cố gắng ghi nhớ những giá trị cốt lõi của bạn. Giận dữ chỉ hạ thấp giá trị người khác, mà điều này đi ngược lại với những giá trị cốt lõi của bạn.
- Hãy biết rằng cơn giận chỉ là tình trạng tạm thời vì nó là bước đệm trước khi chúng ta đánh nhau, trong khi điều bạn cần học, là giải quyết vấn đề, hoặc khi cơn giận có liên quan đến người chúng ta yêu thương thì chúng ta cần đến lòng trắc ẩn nhiều hơn.
Viết bởi Tiến sĩ Steven Stosny, bài viết đã được sự đồng ý của tác giả cho dịch ra tiếng Việt
Tạm dịch bởi Nguyễn Thiên Khanh, Cộng tác viên Mảng dịch thuật của NCTT.
Khanh.Nguyen@nucuoitraitim.com
*Bản quyền bài dịch/bài viết/bài tổng hợp này thuộc về Văn phòng Tham vấn và Trị liệu Tâm lý Nụ Cười Trái Tim. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ là “Nguồn: Tên tác giả bài viết (nếu có) + tên người dịch và biên tập + Văn phòng Tham vấn và Trị liệu Tâm lý Nụ Cười Trái Tim + đường link của bài viết từ trang website hoặc từ trang Facebook fan page của Nụ Cười Trái Tim”. Các bài đăng lại từ bài này nếu trích nguồn không đầy đủ theo yêu cầu như đã nêu trên thì sẽ hoàn toàn không được chấp nhận và yêu cầu cần phải gỡ bỏ.
Nguồn tham khảo: Steven Stosny, Ph.D., Anger Management Tips: Ten Commandments of Anger Regulation, đăng trên trang Psychology Today ngày 09/03/2011, dẫn từ nguồn https://www.psychologytoday.com/au/blog/anger-in-the-age-entitlement/201103/anger-management-tips-ten-commandments-anger-regulation