QUỸ “ĐỒNG HÀNH 100 TRIỆU” lần 01
Chương trình “Quỹ Đồng Hành 100 Triệu” là một trong những chương trình thiện nguyện được tổ chức bởi Câu lạc bộ Thiện Nguyện Nụ Cười Trái Tim thuộc Chi hội Tâm lý – Giáo dục Nụ Cười Trái Tim (NCTT), nhằm hỗ trợ và chia sẻ đến các mái ấm tình thương, viện dưỡng lão tình thương, người bệnh HIV, người già neo đơn, bệnh nhân mắc bệnh nan y và trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình sẽ được tổ chức từ tháng 6 năm 2023 đến tháng 06 năm 2024.
NGUỒN GỐC CỦA QUỸ:
- Quyên góp 10% từ thu nhập của các tâm lý gia thuộc Chi hội Nụ Cười Trái Tim thông qua dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý của Văn phòng Tham vấn & Trị liệu tâm lý Nụ Cười Trái Tim từ tháng 01 năm 2022 đến 6 năm 2023.
- Người sáng lập NCTT đã quyết định ủng hộ toàn bộ thu nhập cá nhân của mình từ dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý của Văn phòng Tham vấn & Trị liệu tâm lý Nụ Cười Trái Tim từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2023 cho chương trình này.
- Ngoài ra, chúng tôi rất biết ơn sự quan tâm và ủng hộ quỹ từ một số thành viên của CLB NCTT cho chương trình này gồm: chị Minh/Biên Hoà, Nguyễn Thị Tuyết Trâm, chị Nguyễn Trần Gia Huệ, chị Trần Thị Thuý Hà, chị Phạm Ngọc Phương Trang, chị Phạm Ngọc Bích Phương, anh Trần Khắc Thuỳ, anh Nguyễn Văn Hiền, anh Trần Ngọc Phát và chị Lê Thị Hồng Công. Sự đóng góp của các anh chị không chỉ là một món quà về vật chất, mà còn là một thông điệp về tình yêu thương và chia sẻ, cùng chúng tôi tạo nên những nụ cười và niềm hy vọng trong cuộc sống của những người có hoàn cảnh khó khăn.
Tổng kinh phí đã dùng trực tiếp để hỗ trợ và tặng quà cho các đối tượng thụ hưởng của chương trình: 110,917,000 VNĐ (tính đến ngày 20/08/2023).
Tổng kinh phí đã chi để thực hiện toàn bộ chương trình: 116,078,000 VNĐ (tính đến ngày 20/08/2023)
CƠ SỞ/ ĐƠN VỊ THUỘC ĐỐI TƯỢNG NHẬN HỖ TRỢ:
- Viện dưỡng lão tình thương Vinh Sơn (Thành phố Hồ Chí Minh):
Số tiền trích từ Quỹ: 37,900,000 VNĐ.
Hỗ trợ: Mỗi tháng sẽ đồng hành 2 triệu đồng để cung cấp tiền sữa cho Viện dưỡng lão trong suốt 12 tháng (tổng kinh phí là 24 triệu đồng). Bên cạnh đó, quỹ tặng cho Viện dưỡng lão thêm 3,900,000 VNĐ tiền tã; 2 máy ép trái cây (trị giá 7.380.000 VNĐ) và 4 thùng sữa đặc (trị giá 2.620.000 VNĐ). - Mái ấm Mai Hoà (Củ Chi) – nơi chăm sóc bệnh nhân HIV giai đoạn cuối:
Số tiền trích từ Quỹ: 25,027,000 VNĐ.
Hỗ trợ: Mỗi tháng sẽ đồng hành 2 triệu đồng để cung cấp tiền sữa cho mái ấm trong suốt 12 tháng (tổng kinh phí là 24 triệu đồng) và tặng quà (bánh, kẹo và sữa) cho 48 bé (20 bé trong trung tâm và 28 bé ngoài trung tâm) là 1,027,000 VNĐ. - Trường học tình thương ở Tân Kiên, Bình Chánh:
Số tiền trích từ Quỹ: 7,500,000 VNĐ.
Hỗ trợ: Tặng 2 chiếc xe đạp mới (5.220.500 VNĐ) và sữa cho trường học tình thương (1.279.500 VNĐ) - Các hộ khó khăn thuộc Đồng bào dân tộc thiểu số ở Buôn làng Jul Jul, xã Đức Minh, Đak Mil, Đak Nông:
Số tiền trích từ Quỹ: 10,000,000 VNĐ.
Hỗ trợ: Tặng 100 phần quà (mỗi phần 100.000 VNĐ) - Các hộ nghèo và các hộ thuộc người dân tộc thiểu số tại Huyện Krong Nô, Thị trấn Đăk Mâm, Tỉnh Đăk Nông.
- Số tiền trích từ Quỹ: 25,090,000 VNĐ
- Hỗ trợ: Tặng 220 phần quà, mỗi phần trị giá khoảng 114.000 VNĐ.
- Hội người mù Cư Jut tại Khối 5, Thị trấn Eat-ling, Cư Jut, Tỉnh Đăk Nông.
- Số tiền trích từ Quỹ: 6,110,000 VNĐ
- Hỗ trợ: Tặng 28 phần quà/28 hộ dân sống tại trung tâm, mỗi phần trị giá khoảng 218.000 VNĐ.
- Người già neo đơn, bệnh nhân mắc bệnh nan y và trẻ em khuyết tật ở Đức Minh, Đak Mil, Đak Nông:
Số tiền trích từ Quỹ: 1,900,000 VNĐ.
Hỗ trợ:- 9 phần quà (mỗi phần quà trị giá 100.000 VNĐ) cho 9 hộ người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn và người nhà mắc bệnh nan y tại Thuận An, Đăk Mil, Đak Nông.
- Tặng 1.000.000 VNĐ tiền gạo và sữa cho 6 bé khuyết tật đang được nuôi tại mái ấm thuộc hội dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh An, Đak Mil, Đak Nông.
- Các em dân tộc thiểu số La-Ê thuộc một xã biên giới của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam:
Số tiền trích quỹ: 3,500,000 VNĐ
Hỗ trợ: Trao tặng 100 đôi dép cho các em, mỗi đôi dép trị giá 35.000 VNĐ
THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Viện dưỡng lão Vinh Sơn:
- Địa điểm: 469 Nơ Trang Long (nối dài), P.13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Thời gian: 8:00-9:00 sáng.
- Vào ngày: thứ Sáu 30/06/2023 và thứ Năm 17/08/2023.
- Nội dung: Thăm hỏi và tặng quà cho các cụ ở VDL.
- Số tiền trích từ Quỹ: 37.900.000 VNĐ
- Nội dung sử dụng quỹ: Tặng 2 máy ép trái cây (trị giá 7.380.000 VNĐ) và 4 thùng sữa đặc (trị giá 2.620.000 VNĐ), tặng tã và tiền mua tã cho các cụ (trị giá 3,900,000 VNĐ) và chuyển khoản trực tiếp 24.000.000 VNĐ để hỗ trợ tiền sữa cho các cụ trong một năm (Mỗi tháng sẽ đồng hành 2 triệu đồng để cung cấp tiền sữa cho viện dưỡng lão trong suốt 12 tháng).
- Liên hệ đăng ký tham gia: 0907 388 178 (Đức) – 0931 172 897 (Phát) – 0869 530 279 (Vi)
- Các bạn TNV đăng ký tham gia xin vui lòng đến sớm trước 15 phút so với giờ thực hiện chương trình.
2. Trường tình thương Tân Kiên, Bình Chánh:
- Địa điểm: Tân Kiên, Bình Chánh, Tp. HCM.
- Thời gian: 10:15-11:00
- Vào ngày: thứ Sáu, 30/06/2023
- Nội dung: Thăm hỏi và tặng quà cho các em ở trường
- Số tiền trích từ Quỹ: 7.500.000 VNĐ
- Nội dung: CLBNCTT sẽ tặng 2 chiếc xe đạp trẻ em 3-11 tuổi trị giá 5.220.500 VNĐ cùng sữa tươi trị giá 1.279.500 VNĐ.
- Liên hệ đăng ký tham gia: 0907 388 178 (Đức) – 0931 172 897 (Phát) – 0869 530 279 (Vi)
- Lưu ý: Các bạn TNV đăng ký tham gia vui lòng tập trung trước cổng trường sớm trước 15 phút so với giờ thực hiện chương trình.
3. Mái ấm Mai Hoà (Củ Chi) – nơi chăm sóc bệnh nhân HIV giai đoạn cuối:
- Địa điểm: Ấp lô 6, An Nhơn Tây, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian: 8:00-12:00
- Vào ngày: Chủ Nhật ngày 13/08/2023
- Nội dung: Thăm hỏi và tặng quà cho các em ở trường
- Số tiền trích từ Quỹ: 25.027.000 VNĐ.
- Hỗ trợ: Mỗi tháng sẽ đồng hành 2.000.000 VNĐ để cung cấp tiền sữa cho mái ấm trong suốt 12 tháng (tổng kinh phí là 24.000.000 VNĐ) và tặng quà (bánh, kẹo và sữa) cho 48 bé (20 bé trong trung tâm và 28 bé ngoài trung tâm) là 1,027,000 VNĐ.
- Liên hệ đăng ký tham gia: 0907 388 178 (Đức) – 0931 172 897 (Phát) – 0765478559 (Trang)
- Tập hợp để cùng nhau đi: vào lúc 8:30 sáng tại cổng chợ Hạnh Thông Tây, Quận Gò Vấp.
- Các bạn TNV đăng ký tham gia xin vui lòng đến sớm trước 15 phút so với giờ thực hiện chương trình.
4. Các hộ khó khăn thuộc Đồng bào dân tộc thiểu số ở Buôn làng Jul Jul, xã Đức Minh, Đak Mil, Đak Nông
- Địa điểm tập kết quà: Nhà thờ Thánh GiuSe, Buôn Jul Jul, Xã Đức Minh, Huyện Đak Mil, Tỉnh Đăk Nông
- Thời gian: 14:00 – 15:00
- Vào ngày: từ ngày 08/08/2023.
- Nội dung: Trao tặng 100 phần quà cho người già neo đơn, bệnh nhân mắc bệnh nan y và trẻ em khuyết tật ở xã Đức Minh.
- Số tiền trích từ Quỹ: 10.000.000 VNĐ.
- Hỗ trợ: mỗi phần quà trị giá 100.000 VNĐ.
- Liên hệ đăng ký tham gia: 0907 527 156 (Phượng)
- Các bạn TNV đăng ký tham gia xin vui lòng đến sớm trước 15 phút so với giờ thực hiện chương trình.
5. Các hộ nghèo và các hộ thuộc đồng bào dân tộc thiểu số tại Huyện Krong Nô, Thị trấn Đăk Mâm, Tỉnh Đăk Nông.
- Địa điểm tập kết quà: Nhà thờ Thánh An Tôn, Huyện Krong No, Tỉnh Đăk Nông.
- Thời gian: 10:00 – 12:00
- Vào ngày: từ ngày 14/08/2023.
- Nội dung: Trao tặng 220 phần quà cho các hộ nghèo và hộ dân thuộc đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Krong No, mỗi phần trị giá khoảng 114.000 VNĐ.
- Số tiền trích từ Quỹ: 25,090,000 VNĐ
- Liên hệ đăng ký tham gia: 0907 527 156 (Phượng)
- Các bạn TNV đăng ký tham gia xin vui lòng đến sớm trước 15 phút so với giờ thực hiện chương trình.
6. Hội người mù Cư Jut tại Khối 5, Thị trấn Eat-ling, Cư Jut, Tỉnh Đăk Nông.
- Địa điểm tập kết quà: Hội người mù huyện Cư Jut, Tỉnh Đăk Nông.
- Thời gian: 14:00 – 15:00
- Vào ngày: từ ngày 14/08/2023.
- Số tiền trích từ Quỹ: 6,110,000 VNĐ
- Nội dung: Tặng 28 phần quà/28 hộ dân sống tại trung tâm, mỗi phần trị giá khoảng 218.000 VNĐ.
- Liên hệ đăng ký tham gia: 0907 527 156 (Phượng)
- Các bạn TNV đăng ký tham gia xin vui lòng đến sớm trước 15 phút so với giờ thực hiện chương trình.
7. Người già neo đơn, bệnh nhân mắc bệnh nan y và trẻ em khuyết tật ở Đức Minh, Đak Mil, Đak Nông:
- Địa điểm: đến tặng quà tại gia cho từng hộ gia đình.
- Thời gian: 09:00 – 15:00
- Vào ngày: từ ngày 01/08/2023 – 20/08/2023.
- Số tiền trích từ Quỹ: 1,900,000 VNĐ.
- Hỗ trợ:
- 9 phần quà (mỗi phần quà trị giá 100.000 VNĐ) cho 9 hộ người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn và người nhà mắc bệnh nan y tại Thuận An, Đăk Mil, Đak Nông.
- Tặng 1,000,000 VNĐ tiền gạo và sữa cho 6 bé khuyết tật đang được nuôi tại mái ấm thuộc hội dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh An, Đak Mil, Đak Nông.
- Liên hệ đăng ký tham gia: 0907 527 156 (Phượng)
- Các bạn TNV đăng ký tham gia xin vui lòng đến sớm trước 15 phút so với giờ thực hiện chương trình.
8. Các em dân tộc thiểu số La-Ê thuộc một xã biên giới của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Địa điểm tập kết quà và trao quà: do Hội quán Các Bà Mẹ thực hiện.
- Nội dung: Trao tặng 100 đôi dép cho các em, mỗi đôi dép trị giá 35.000 VN
- Số tiền trích quỹ: 3.500.000 VNĐ
- CLBNCTT đã chuyển khoản đủ 3,5 triệu cho đại diện Hội quán Các Bà Mẹ là chị Nguyễn Thị Thanh Thuý vào ngày 28/06/2023.
ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
Quản lý quỹ và lên kế hoạch chương trình: Trần Thị Uyên Phượng – phuong.tran@nucuoitraitim.com
Quản lý chương trình: Tạ Minh Đức – minhduc.ta@nucuoitraitim.com
Quản lý hậu cần: Nguyễn Thị Tuyết Trâm, Ngô Ngọc Lê Vi.
Ban đối ngoại: Trần Ngọc Phát, Lê Thị Hồng Công.
Trợ lý Ban đối ngoại: Phạm Ngọc Phương Trang, Trần Khắc Thuỳ.
Nếu bạn muốn đồng hành cùng chúng tôi trong chương trình này, vui lòng liên hệ số điện thoại 0869 530 279 (Vi) để biết thêm thông tin chi tiết về các hoạt động liên quan cũng như để đăng ký tham gia chương trình.
CÁC BƯỚC XÉT MIỄN GIẢM PHÍ THAM VẤN TRỊ LIỆU TÂM LÝ TẠI VĂN PHÒNG NỤ CƯỜI TRÁI TIM

Để được xét miễn hoặc giảm phí tham vấn/ trị liệu tâm lý từ Văn phòng Nụ Cười Trái Tim, quý khách cần thực hiện đúng các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu xem quý khách có thuộc danh sách đối tượng được miễn giảm phí hay không.
Bước 2: Điền hồ sơ khách hàng và đặt lịch hẹn
Bước 3: Gửi bằng chứng là các giấy tờ liên quan xét miễn giảm phí nếu thuộc một trong các diện được ưu tiên (24 nhóm được ưu tiên) về email: dichvu@nucuoitraitim.com sớm nhất có thể. Tuỳ vào quý khách thuộc nhóm đối tượng nào mà giấy tờ quý khách được yêu cầu gửi sẽ khác nhau. Ví dụ: sổ hộ nghèo, sổ khám chữa bệnh nan y mạn tính và đang trong quá trình điều trị, thẻ sinh viên hiện đang là sinh viên trường ĐH Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH, giấy xác nhận ba/ mẹ độc thân và giấy khai sinh của con chứng minh con dưới 2 tuổi, bảng lương thu nhập dưới 3,5 triệu/ tháng, giấy xác nhận trẻ có vấn đề liên quan phát triển/ tự kỷ/ thiểu năng/ …
Bước 4: Chờ phản hồi từ VP NCTT, thường sau 24 tiếng NCTT sẽ gửi email phản hồi cho quý khách là quý khách có thuộc diện được miễn hay giảm phí hay không, và nếu có thì bao nhiêu % và được xét giảm phí tối đa là bao nhiêu lần (phiên) trong quá trình được can thiệp/ tham vấn/ trị liệu tâm lý hiện tại.
Bước 5: Sau khi hoàn thành 3 bước trên, NCTT sẽ thông báo xác định về ngày/ giờ hẹn, mức phí và tâm lý gia nào sẽ tham vấn/ trị liệu cho quý khách.
Bước 6: Nếu là trường hợp cần can thiệp/ tham vấn/ trị liệu gấp, quý khách có thể đặt lịch hẹn như những khách hàng bình thường khác và thực hiện chuyển khoản phí theo đúng mức phí yêu cầu. Sau khi xét xong, nếu quý khách thuộc diện được miễn giảm phí thì phần phí được miễn giảm sẽ được gửi lại cho quý khách qua tài khoản ngân hàng mà quý khách cung cấp.
Lưu ý:
- NCTT chỉ xét đúng 24 nhóm đối tượng đã liệt kê theo bài viết sau:http://nucuoitraitim.com/tin-tuc/thong-bao/mien-va-giam-phi-tham-van-tri-lieu-tam-ly/, những đối tượng khác NCTT không xem xét và những người thuộc một trong 24 nhóm đối tượng nhưng không có đủ bằng chứng chứng minh thì cũng không được xét miễn/ giảm phí từ VP NCTT.
- Trong quá trình làm việc, nếu NCTT nhận thấy trường hợp của quý khách không thật sự đúng để được xét miễn/ giảm phí thì NCTT có thể ra quyết định ngừng mức giảm/ miễn phí hiện có và yêu cầu quý khách tiếp tục đóng mức phí theo quy định như những khách hàng khác. Ngược lại, nếu NCTT nhận thấy quý khách có hoàn cảnh thật sự và khó khăn hơn nhiều thì có thể sẽ xét giảm thêm cho quý khách so với mức giảm phí đã áp dụng.
Hỗ trợ tâm lý xã hội và nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân mắc Covid-19, thân nhân và nhân viên y tế [Miễn phí]

Chương trình Hỗ trợ tâm lý xã hội và nâng đỡ tinh thần miễn phí trong đại dịch Covid-19 thuộc dự án Nâng Cao Sức Mạnh Tinh Thần của VPNCTT từ ngày 06/07/2021 cho tới khi có thông báo mới.
Đối tượng: Nhân viên y tế, bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân mắc Covid-19; những người hoạt động thiện nguyện và tình nguyện viên làm việc trong môi trường hỗ trợ bệnh nhân Covid-19; và những người đang bị ảnh hưởng tinh thần do Covid (thất nghiệp, khó khăn tài chính, đau buồn mất mát người thân do Covid-19 và đang sống di dân không được hồi hương do Covid-19)
- Thời gian hỗ trợ: 8:00-17:00 mỗi ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu.
- Hình thức: gọi điện trực tiếp tới số điện thoại, qua ứng dụng Zalo hoặc Skype.
- Liên hệ để được hỗ trợ bởi các chuyên viên tâm lý của NCTT theo thời gian biểu như sau:
- Chuyên viên tâm lý Thanh Vân: 0933733430 (gọi điện thoại hoặc Zalo từ 5:00 – 7:00)
- Chuyên viên tâm lý Lưu Ly: 0367178711 (gọi điện thoại hoặc Zalo từ 7:00 – 14:00)
- Chuyên viên tâm lý Lê Vi: 0869530279 (gọi điện hoặc Zalo từ 14:00 – 17:00)
- Chuyên viên tâm lý Thanh Thảo: 0786083594 (gọi điện thoại hoặc Zalo từ 13:00 – 17:00)
Gọi điện bằng hình thức video call qua ứng dụng Skype: vui lòng kết nối với Skype của NCTT qua địa chỉ sau: hotrotinhthan.nctt@gmail.com.
Tuyển Chuyên viên tâm lý
Văn phòng Tham vấn & Trị liệu Tâm lý Nụ Cười Trái Tim (VP NCTT) có nhu cầu tuyển chuyên viên tâm lý. Cụ thể như sau:
- Ví trị: Chuyên viên tham vấn/ trị liệu tâm lý làm việc linh hoạt theo thời vụ/ theo ca (casual).
- Hình thức làm việc:
- Tiếp thân chủ trực tiếp tại Văn phòng NCTT và qua hình thức video call. Khi khách hàng có nhu cầu tham vấn/ trị liệu/ hỗ trợ tâm lý phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc mà chuyên viên tâm lý (CVTL) đã đăng ký, VP NCTT sẽ thông báo trước để CVTL có thể làm việc theo thời gian đã sắp xếp.
- Nếu chỉ ứng tuyển để làm chuyên viên tham vấn/ hỗ trợ tâm lý qua hình thức Video Call bằng ứng dụng Skype thì không nhất thiết là phải đang làm việc hay sinh sống tại Việt Nam, dù ứng viên đang ở bất cứ đâu trên thế giới thì đều có thể tham gia ứng tuyển.
- Số lượng tuyển: 4 người (2 nam, 2 nữ).
- Thời gian ứng tuyển: từ 20/04/2021 đến 10/05/2021.
- Thời gian bắt đầu làm việc: từ 20/05/2021
- Yêu cầu thời gian làm việc: làm việc linh hoạt về thời gian tuỳ theo thoả thuận khi phỏng vấn hoặc tuỳ theo bối cảnh cá nhân theo từng thời điểm.
- Làm việc trực tiếp face-to-face với thân chủ: khoảng 2-3 giờ/ tuần.
- Làm việc qua hình thức Video Call: khoảng 2-3 giờ/ tuần.
- Mức lương: trả theo từng phiên làm việc và theo trình độ chuyên môn/ kinh nghiệm làm việc cũng như được trao đổi và thoả thuận trong quá trình phỏng vấn trước khi trở thành CVTL tại VP NCTT.
- Quyền lợi:
- Được quảng bá hình ảnh trên những trang truyền thông của VP NCTT.
- Có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, được giám sát chuyên môn khi có nhu cầu, và được tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Được tạo điều kiện linh hoạt về thời gian cũng như hình thức làm việc/ cộng tác để có thể thuận tiện sắp xếp thời gian cho những việc khác của cá nhân (học tập, nghiên cứu, chăm sóc người thân,…)
- Yêu cầu bắt buộc:
- Trên 26 tuổi.
- Cử nhân tốt nghiệp ngành Tâm lý học chuyên ngành Tâm lý lâm sàng/ Tham vấn/ Trị liệu tâm lý: có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp với thân chủ, tự tin và vững chuyên môn; Hoặc, Thạc sĩ Tâm lý học chuyên ngành Tâm lý lâm sàng/ Tham vấn/ Trị liệu tâm lý: có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp với thân chủ, tự tin và vững chuyên môn.
- Hiểu và biết cách viết ca, tóm tắt hồ sơ thân chủ, thực hiện hợp đồng tham vấn/ trị liệu/ hỗ trợ tâm lý.
- Tác phong làm việc chuyên nghiệp, có sức khoẻ và phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, tích cực, cởi mở, ham học hỏi, giữ uy tín cho cơ quan đơn vị làm việc, và không ngừng phát triển kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực làm việc.
- Trong suốt quá trình làm việc luôn tuân thủ nguyên tắc đạo đức và quy chuẩn hành nghề tâm lý, chuẩn mực xã hội và quy định của pháp luật hiện hành trong việc cung cấp dịch vụ tham vấn/ trị liệu tâm lý và trong mối quan hệ tương quan với khách hàng/ thân chủ.
- Đang được giám sát chuyên môn cá nhân và/ hoặc đang tham gia một nhóm giám sát chuyên môn ít nhất 1 lần/tháng.
- Đang không là thành viên của một Chi hội tâm lý nào khác (sau thời gian thử việc sẽ đăng ký hồ sơ làm cộng tác viên/ thành viên của Chi hội Nụ Cười Trái Tim thuộc Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh) và/hoặc đang không cộng tác tại một đơn vị tâm lý nào khác với cùng vị trí và vai trò làm việc (để tránh xung đột vai trò, thời gian; và để tránh so sánh về quyền lợi cá nhân cũng như ảnh hưởng đến tính bảo mật liên quan thông tin khách hàng).
- Biết sử dụng thành thạo chức năng tin học văn phòng (ít nhất là chứng chỉ A tin học): Microsoft Word, Microsoft Excel, or Microsoft PowerPoint, Gmail, Google doc., Google sheets, Google drive, Google forms,…
- Có khả năng tham vấn/ hỗ trợ tâm lý bằng ngôn ngữ tiếng Anh là một lợi thế.
- Mô tả công việc: Ứng viên sẽ làm việc với hai hình thức sau đây:
- Tham vấn/ trị liệu trực tiếp tại văn phòng NCTT: Chuyên viên tâm lý được thư ký văn phòng thông báo trước về lịch hẹn của thân chủ ít nhất là 6 giờ so với giờ hẹn; và được gửi hồ sơ của thân chủ do mình đảm nhận ít nhất là 3 giờ so với giờ hẹn.
- Tham vấn/ hỗ trợ tâm lý qua hình thức Video Call của ứng dụng Skype: Chuyên viên tâm lý được thư ký văn phòng thông báo trước về lịch hẹn của thân chủ ít nhất là 3 giờ so với giờ hẹn; và được gửi hồ sơ của thân chủ do mình đảm nhận ít nhất là 1 giờ so với giờ hẹn.
- Yêu cầu hồ sơ và quy trình ứng tuyển:
- Gửi hồ sơ về địa chỉ email tuyendung@nucuoitraitim.com gồm: thư xin việc (nêu rõ kinh nghiệm làm việc, đối tượng làm việc, hướng tiếp cận tham vấn/ trị liệu tâm lý, định hướng phát triển chuyên môn nghề nghiệp, nguyện vọng cộng tác cùng VP NCTT,…), sơ yếu lý lịch có hình chân dung, bằng cấp liên quan, chứng minh thư, hộ khẩu, và các giấy tờ khác liên quan.
- VP NCTT sẽ liên hệ trao đổi về lịch phỏng vấn trong vòng 2-3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dành cho các ứng viên có hồ sơ đạt nhu cầu.
- Ứng viên được chọn sẽ được thử việc trong vòng 3 tháng, sau thời gian thử việc VP NCTT sẽ xem xét năng lực của ứng viên để quyết định ứng viên có trở thành chuyên viên tâm lý chính thức làm việc tại VP NCTT hay không.
- Ngay sau khi được tuyển, ứng viên sẽ ký hợp đồng cam kết/ hợp đồng liên quan quy định hành nghề/ làm việc tại VP NCTT.
HIỂU VỀ CỘNG ĐỒNG LGBTQI
LGBTQI là một chủ đề nhạy cảm trong xã hội ở các nước đang phát triển nhưng nó đã được nhìn nhận một cách khách quan và khoa học hơn ở các nước phát triển. Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao cộng đồng LGBTQI lại phải đấu tranh thật nhiều để được là chính họ? Họ có khác biệt gì với những người dị tính (yêu người khác giới)? Đời sống tinh thần và cuộc sống hằng ngày của họ thế nào? Họ phải đối mặt với những điều gì từ xã hội? Cộng đồng người LGBTQI trên thế giới hiện như thế nào? Đây có phải là một bệnh rối loạn tâm lý không? Có cần chữa trị không? Nếu có con em hay chính bản thân là người thuộc LGBTQI, tôi phải làm gì? Và ti tỉ câu hỏi khác về chủ đề này sẽ được giải đáp trong series bài viết Hiểu về LGBTQI.
Tôi (tác giả) biết rằng cách bạn nhìn về cộng đồng LGBTQI có thể còn phảng phất sự tiêu cực, nhưng các nhà khoa học trên thế giới đã cho ta biết rằng LGBTQI không phải là một dạng bệnh rối loạn tâm lý cần chữa trị. Từ nằm 1975, Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ đã kêu gọi các nhà tâm lý học đứng lên và xóa bỏ sự kỳ thị về bệnh tâm thần đã đeo bám cộng đồng LGBTQI một thời gian dài.
Nếu bạn là một người thuộc cộng đồng LGBTQI, tôi hy vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích và giá trị để bạn tự tin đi trên con đường bạn đã chọn. Nếu bạn là một người có người thân hay bạn bè là LGBTQI, xin hãy hỗ trợ tinh thần cho họ. Vì chúng ta ai cũng có mong cầu được sống thật với chính mình và được yêu thương.
“Các bạn ạ, người Mỹ có câu, hãy bảo vệ bản thân bằng tri thức (armed yourself with knowledge). Các bạn thấy thương và thông cảm cho những người đồng tính thôi thì chưa đủ, các bạn còn phải hiểu rằng mình đang bảo vệ cái gì và vì sao mình lại bảo vệ nó. Đừng để cho người khác nghĩ rằng các bạn ủng hộ chỉ là vì phong trào” (Hải Đường Tĩnh Nguyệt, 2015).
Tôi rất tâm đắc đoạn văn trên nên hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn, đặc biệt là bậc cha mẹ, hiểu hơn về cộng đồng LGBTQI một cách khoa học và nhân văn.
- Định nghĩa về LGBTQI.
Những định nghĩa dưới đây được trích dẫn từ bảng giải thích về LGBTQI của Tổ Chức Ân Xá Mỹ (Amnesty USA) (2) và giúp chúng ta biết thêm một số đặc điểm của từng nhóm người thuộc cộng đồng LGBTQI.
Lesbian: là từ được dùng cho những người phụ nữ bị thu hút về mặt tình cảm, tình dục và cảm xúc với người phụ nữ khác. Lesbian còn được gọi là đồng tính nữ.
Gay: là thuật ngữ được dùng cho những người đàn ông bị thu hút về mặt tình cảm, tình dục và cảm xúc với người đàn ông khác. Gay còn được gọi là đồng tính nam. Tuy nhiên, từ này nên được dùng một cách cẩn trọng vì không phải đàn ông nào khi có quan hệ đồng giới cũng là gay. Từ này còn có thể dùng để chỉ toàn thể cộng đồng LGBTQI hoặc những ai không xem họ là người dị tính (yêu người khác giới).
Bisexual: là thuật ngữ được dùng cho những người bị bị thu hút về mặt tình cảm, cảm xúc, ngoại hình và/hoặc tình dục với cả nam và nữ. Sự hấp dẫn này không nhất thiết phải được phân chia rõ ràng và có thể sẽ có sự ưu tiên giới tính này hơn giới tính kia.
Transgender: là thuật ngữ được dùng cho những người chuyển giới từ nam sang nữ hoặc ngược lại. Xu hướng tính dục của họ có thể thay đổi và không phụ thuộc vào bản dạng giới (gender identity).
Queer: có thể đây là thuật ngữ mang nhiều mặt nghĩa nhất vì nó có 3 hàm nghĩa.
- Người bị lôi cuốn bởi những người có giới tính khác nhau, nghĩa là họ có thể yêu người đồng tính nữ, đồng tính nam, người chuyển giới và vân vân.
- Người không tuân theo các quy chuẩn chung về giới tính hay bản dạng giới, và không hoàn toàn dị-tính (yêu người khác giới).
- Chỉ đặc tính của một lớp người biến thiên và thích đa dạng.
Intersex: là thuật ngữ được dùng cho những người mà bác sĩ không thể xác định được giới tính của họ sau khi sinh ra. Intersex còn được gọi là liên giới tính. Ở những người liên giới tính có sự khác biệt trong khuôn mẫu nguyên thủy ở các cặp nhiễm sắc thể (chromosome), tuyến sinh dục hoặc bộ phận sinh dục, nội tiết tố và cơ quan sinh dục bên trong.
- LGBTQI có phải là lệch lạc giới tính, có phải là bệnh và cần chữa trị không?
Lịch sử thế giới đã ghi nhận cộng đồng LGBTQI từng được ví với ‘quỷ dữ’ và trong ngành tâm lý, một số nhà trị liệu đã từng xem đồng tính là một căn bệnh cần phải chữa trị. Nhưng khi xã hội và khoa học phát triển, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ đã đồng ý rằng đồng tính hay lưỡng tính không phải là một căn bệnh rối loạn tâm thần.
Những hành vi đồng tính hay dị tính là những khía cạnh tình dục bình thường của con người và đã được ghi chép lại qua rất nhiều thời đại cũng như ở các nền văn hóa khác nhau. Bất chấp những định kiến đang lan truyền ngoài xã hội, những nghiên cứu lâm sàng trong ngành y truyền thống và các tổ chức sức khỏe tâm thần đã cho thấy những xu hướng tính dục là những trải nghiệm bình thường của con người. Và vì thế, các tổ chức truyền thống từ lâu đã bỏ việc phân loại đông tính là một bệnh rối loạn tâm thần (APA, 2008).
- LGBTQI khác muộn phiền giới tính/bức bối giới (gender dysphoria) như thế nào?
Như bạn đã biết, đồng tính không phải là một bệnh rối loạn tâm thần, tuy nhiên, trong cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần tái bản lần thứ 5 (DSM-V), có một trạng thái mà phần lớn người chuyển giới (Transgender) sẽ trải qua và nên được chữa trị đó là muộn phiền giới tính (gender dysphoria).
Trước đây, muộn phiền giới tính có tên gọi là rối loạn nhận định giới/bản dạng giới (gender identity disorder), nhưng qua một thời gian nghiên cứu, các nhà tâm lý học không coi đây là một dạng rối loạn nữa nên họ đổi từ ‘rối loạn’ (disorder) sang ‘sự muộn phiền’ (dysphoria) (Koh, 2012).
Sự muộn phiền giới tính xảy ra khi một người được sinh ra với một giới tính nhất định và họ cảm thấy không thoải mái hoặc bực bội với giới tính đó. Có thể nói việc không thoải mái với giới tính KHÔNG phải là bệnh, mà hậu quả như lo lắng, trầm cảm, lo âu từ chính sự không thoải mái này mới là điều đáng quan tâm và giải quyết (Turban, 2020). Và các giải pháp để giải quyết sự muộn phiền này có thể kể đến: đổi tên họ theo giới tính mong muốn, đổi thông tin trên các giấy tờ tùy thân, tiêm hóc môn ức chế dậy thì hoặc theo thúc đẩy phát triển theo giới tính mong muốn, và phẫu thuật chuyển sang giới tính mong muốn.
So với người trải qua sự muộn phiền giới tính, người đồng tính có thể không có mong muốn thay đổi giới tính của họ. Và những triệu chứng của muộn phiền giới tính có thể diễn ra rất sớm (2-3 tuổi) (MSD manuals, n.d.), ví dụ như:
- Hay bận đồ của giới khác.
- Nhấn mạnh việc thuộc về giới khác.
- Có ước muốn sau khi thức dậy sẽ trở thành người giới khác.
- Có thiên hướng tham gia các hoạt động của giới khác.
- Cảm thấy không thoải mái và tiêu cực với bộ phận sinh dục của mình.
4. Thông tin về cộng đồng LGBTQI trên thế giới và tại Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, tác giả vẫn chưa tìm thấy một nghiên cứu toàn cầu nào báo cáo cụ thể về số liệu thống kê của cộng đồng LGBTQI. Các báo cáo chỉ tập trung vào các nước nhất định ví dụ như Mỹ. Theo viện Gallup (McCarthy, 2019) – một công ty tư vấn và phân tích có trụ sở ở Mỹ, có gần 23.6% người Mỹ là người đồng tính và trong đó, phụ nữ và người trẻ là đối tượng chiếm số lượng nhiều nhất.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, cộng đồng LGBTQI cũng đã được chú ý nhiều hơn và họ cũng cởi mở hơn trong việc bộc lộ bản thân mình. Nói như vậy không có nghĩa là họ không phải chịu đựng những điều tiếng không đúng về xu hướng tính dục của mình. Khi người trẻ ngày càng hiểu biết về xu hướng tính dục của mình, họ có xu hướng bộc lộ nó nhiều hơn và vô tình điều này đi ngược lại với một số niềm tin truyền thống.
Theo báo Saigoneer (2017), một cuộc khảo sát từ Bộ Y Tế Việt Nam đã ước lượng rằng, tại Việt Nam có gần 270.000 đến 300.000 người chuyển giới (chưa có số liệu về người đồng tính). Có thể thấy cộng đồng LGBTQI ở Việt Nam hoạt động cũng khá sôi nổi trên phương tiện truyền thông, trong các TV show hoặc Youtube (chương trình Come-out) và các sự kiện offline được tổ chức trên cả nước trong vòng 8 năm trở lại đây.
5. Xã hội thay đổi về sự chấp nhận LGBTQI trên thế giới như thế nào?
Ở các nước phát triển như Châu Âu và Mỹ, sự ủng hộ mà cộng động LGBTQI nhận được từ xã hội khá tích cực và có xu hướng tăng dần. Trong một khảo sát kéo dài từ năm 1981 đến 2017 của tiến sĩ Andrew R. Flores (Flores, 2019) về “Sự chấp nhận từ xã hội đối với cộng động LGBT tại 174 quốc gia” đã cho thấy, sự chấp nhận có gia tăng ở 131 quốc gia, 27 quốc gia không có sự thay đổi và 16 quốc gia có xu hướng không ủng hộ.
Ngoài sự chấp nhận từ xã hội, cho đến thời điểm này – 2020, trên toàn thế giới có 30 quốc gia đã thông qua định luật cho phép kết hôn đồng giới. Các quốc gia này bao gồm: Argentina, Úc, Áo, Bỉ, Brazil, Canada, Colombia, Costa Rica, Đan Mạch, Ecuador, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ireland, Israel, Luxembourg, Malta, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Portugal, Nam Mỹ, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đài Loan, Anh, Mỹ và Uruguay (Green, 2020).
Tại Việt Nam, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) trên 5.300 người Việt tuổi từ 18-69 tại 8 tỉnh thành năm 2013 cho thấy, có 33.7% người ủng hộ hôn nhân đồng giới (Tuoitrenews, 2014). Một tín hiệu đáng mừng là pháp luật Việt Nam đã không còn liệt kê kết hôn đồng giới vào trường hợp bị cấm mà thay vào đó, khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ quy định: “2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.” (Uyen, 2020). Như vậy, trên mặt pháp lý thì kết hôn đồng giới vẫn chưa được pháp luật đứng ra bảo vệ tại Việt Nam nhưng nó không còn bị cấm hay xử phạt hành chính.
Ngoài ra, từ năm 2012, cộng đồng LGBTQI ở Việt Nam đã có một số hoạt động nổi bật đánh dấu cho sự chuyển mình mạnh mẽ. Trong một báo cáo quốc gia được thực hiện bởi Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) nhằm đánh giá và phân tích môi trường xã hội và pháp lý cho cộng đồng LGBTQI tại Việt Nam, có 10 sự kiện được cho là ‘dấu ấn’ của cộng đồng LGBTQI (USAID, 2014). Ba trong số đó là (1) sự kiện Việt Pride – chạy xe đạp vòng Thủ Đô Hà Nội để nâng cao nhận thức về sự thấu hiểu và đối xử bình đẳng với cộng đồng LGBTQI, lần đầu tiên tại Việt Nam, (2) vấn đề kết hôn đồng giới lần đầu tiên xuất hiện trên trang nhất của báo Tuổi Trẻ – một tờ báo có số lượng tiêu thụ lớn tại Việt Nam, và (3) điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015 đã “cho phép những người đã tiến hành chuyển đổi giới tính trước đó đăng ký lại giới tính thật của mình” (Uyen, 2020).
Ngoài ra cũng có nhiều tổ chức dân sự xã hội được thành lập tại Việt Nam và tập trung nghiên cứu cũng như thúc đẩy, bảo vệ quyền lợi của cộng đồng LGBTQI. Các tổ chức này gồm có: Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) thành lập năm 2007, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) thành lập năm 1999, Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) thành lập năm 2001. Và vào năm 2008, tổ chức Chia sẻ và Kết nối thông tin (ICS) đã ra đời với sứ mệnh tăng quyền của cộng đồng LGBTQI tại Việt Nam thông qua các hoạt động đa dạng như: tập huấn, hội thảo, tổ chức sự kiện, cung cấp dịch vụ tư vấn, các khóa học nâng cao năng lực và tăng quyền của cộng đồng LGBTQI.
6. Xu hướng tính dục (sexual orientation) là gì?
Theo Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ – APA (2008), xu hướng tính dục là một khuôn mẫu bền vững về sự thu hút ở mặt cảm xúc và tình cảm của một người đối với người khác. Xu hướng tính dục còn liên quan đến cảm nhận về danh tính cá nhân của một người (a person’s sense of identity) dựa trên những sự thu hút này.
Thông thường, xu hướng tính dục được biết đến với 3 dạng: dị tính (heterosexual – yêu người khác giới), đồng tính nam/nữ (gay/lesbian – yêu người cùng giới), và lưỡng tính (bisexual – yêu được cả nam và nữ).
Xu hướng tính dục khác với giới tính sinh học (biological sex – đặc điểm cơ thể vật lý và gen quyết định giới tính nam hay nữ), khác với bản dạng giới (gender identity – cảm nhận của một người về việc họ là nam hay nữ) và khác với vai trò giới trong xã hội (social gender role – những chuẩn mực xã hội giúp xác định những hành vi nữ tính và nam tính).
Sẽ hơi thiếu sót nếu ta chỉ xem xu hướng tính dục là một đặc điểm giống như bản dạng giới, tuổi tác hay giới tính sinh học. Vì xu hướng tính dục được xác định qua những mối quan hệ với người khác. Ví dụ, ta thường bày tỏ xu hướng tính dục của mình qua các hành vi tình cảm như hôn, nắm tay hoặc các nhu cầu sâu sắc về việc được yêu thương, gắn bó và gần gũi. Ngoài những hành vi tình cảm, sự gắn kết trong xu hướng tính dục còn bao gồm những cử chỉ không liên quan đến tình dục như sự hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ những mục tiêu và giá trị sống giống nhau và sự cam kết lâu dài.
Nói tóm lại, xu hướng tính dục là một phần quan trọng trong việc định nghĩa danh tính cá nhân của nhiều người, nhất là người thuộc cộng đồng LGBTQI. Và đây là thứ không phải có thể lựa chọn nên vô tình áp lực đã được tạo ra cho những người có xu hướng tính dục khác biệt.
7. Bản dạng giới (gender identity) là gì?
Theo Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ – APA (2014), bản dạng giới là cảm nhận cá nhân của một người về giới tính của chính họ, và nó không bao gồm hay liên quan đến những gì mà xã hội kỳ vọng. Có người sẽ nghĩ hoặc tin rằng mình là nam khi giới tính sinh học là nữ, hoặc ngược lại. Hay có khi họ tin rằng mình thuộc một giới tính khác.
Hiểu được bản dạng giới sẽ giúp một cá nhân tự tin và sống thật với chính bản thân họ vì nó liên quan đến cách thể hiện giới tính ra bên ngoài, ví dụ như qua quần áo, kiểu tóc, hành vi, giọng nói hoặc các đặc điểm khác trên cơ thể.
Tổng hợp dịch và viết bài: Kim Anh (anh.nguyen@nucuoitraitim.com) – Cộng tác viên Ban biên tập NCTT
*Bản quyền bài dịch/bài viết/bài tổng hợp này thuộc về Văn phòng Tham vấn và Trị liệu Tâm lý Nụ Cười Trái Tim. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ là “Nguồn: Tên tác giả bài viết (nếu có) + Tên người dịch và biên tập + Văn phòng Tham vấn và Trị liệu Tâm lý Nụ Cười Trái Tim + đường link của bài viết từ trang website hoặc từ trang Facebook fanpage của Nụ Cười Trái Tim. Các bài đăng lại từ bài này nếu trích nguồn không đầy đủ theo yêu cầu như đã nêu trên thì sẽ hoàn toàn không được chấp nhận và yêu cầu cần phải gỡ bỏ.
Nguồn
American Psychology Association (APA), (2008). Sexual Orientation & Homosexuality. Retrieved from: https://www.apa.org/topics/lgbt/orientation
American Psychology Association (APA), (2014). Transgender People, Gender Identity and Gender Expression. Retrieved from: https://www.apa.org/topics/lgbt/transgender
Amnesty Usa, (n.d.). LGBTQI Glosary, Retrieved from: https://www.amnestyusa.org/pdfs/AIUSA_Pride2015Glossary.pdf
Hải Đường Tĩnh Nguyệt, (2015). Muộn phiền giới tính/rối loạn bản dạng giới (gender dysphoria). Retrieved from https://beautifulmindvn.com/2015/10/22/muon-phien-gioi-tinh-roi-loan-dinh-dang-gioi-tinh-gender-dysphoria/
Koh J, (2012). The history of the concept of gender identity disorder. Seishin Shinkeigaku Zasshi, 114(6), tr. 673-680. PMID: 22844818.
Turban, J. (November, 2020). What is gender dysphoria?. Retrieved from: https://www.psychiatry.org/patients-families/gender-dysphoria/what-is-gender-dysphoria
MSD manuals, (n.d). Rối loạn phân định giới tính và Chuyển giới. Retrieved from: https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-t%C3%A2m-th%E1%BA%A7n/t%C3%ACnh-d%E1%BB%A5c,-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-ph%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%8Bnh-gi%E1%BB%9Bi-t%C3%ADnh,-v%C3%A0-l%E1%BB%87ch-l%E1%BA%A1c-t%C3%ACnh-d%E1%BB%A5c/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-ph%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%8Bnh-gi%E1%BB%9Bi-t%C3%ADnh-v%C3%A0-chuy%E1%BB%83n-gi%E1%BB%9Bi
McCarthy, J. (June 27, 2019). Americans Still Greatly Overestimate U.S. Gay Population. Retrieved from: https://news.gallup.com/poll/259571/americans-greatly-overestimate-gay-population.aspx
Saigoneer, (October 18, 2017). Vietnam Proposes Law to Officially Recognize Transgender People. Retrieved from: https://saigoneer.com/vietnam-news/11557-vietnam-proposes-law-to-officially-recognize-transgender-people
Flores, A. R., (October 2019). SOCIAL ACCEPTANCE OF LGBT PEOPLE IN 174 COUNTRIES 1981 TO 2017. Retrieved from: https://williamsinstitute.law.ucla.edu/wp-content/uploads/Global-Acceptance-Index-LGBT-Oct-2019.pdf
Green, J. (May 20, 2020). These Are the 30 Countries Where Same Sex Marriage Is Officially Legal. Retrieved from: https://www.msn.com/en-us/news/world/these-are-the-31-countries-where-same-sex-marriage-is-officially-legal/ss-BB13Vj6P
Tuoitrenews, (March 27, 2014). 53% protest gay marriage legalization in Vietnam: study. Retrieved from: https://tuoitrenews.vn/lifestyle/18641/50-protest-gay-marriage-legalization-in-vietnam-study
Uyen. D. M., (November 04, 2020). Việt Nam công nhận chuyển giới? Người chuyển giới có được kết hôn không?. Retrieved from: https://luatduonggia.vn/viet-nam-cong-nhan-chuyen-gioi-nguoi-chuyen-gioi-co-duoc-ket-hon-khong/
USAID, (2014). Being LGBT in Asia: Viet Nam country report. Retrieved from: https://www.usaid.gov/sites/default/files/documents/1861/Being_LGBT_in_Asia_Viet_Nam_report_ENG.pdf
CÔNG BỐ DANH SÁCH ỨNG VIÊN ĐẠT HỌC BỔNG QUỸ HỌC BỔNG CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ 2020
Vào chiều nay, ngày 16 – 09 – 2020, Văn phòng NCTT đã công bố về danh sách những ứng viên đạt học bổng “Quỹ học bổng Chắp Cánh Ước Mơ” năm 2020 dành cho sinh viên Tâm lý học. Cụ thể 5 phần học bổng mỗi phần là 4.000.000 VNĐ (bốn triệu đồng) sẽ được trao cho các ứng viên sau:
1.LÝ VĂN THANH, sinh viên trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
2.TRẦN THỊ KIM TUYỀN, sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Tp.HCM.
3.THẠCH SAO SA THIA, sinh viên trường Đại học Văn Hiến Tp. HCM.
4.NGUYỄN THỊ OANH, sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
5.NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN, sinh viên trường Đại học Văn Hiến Tp. HCM.
Ngoài ra, riêng năm nay, Văn phòng NCTT đã quyết định trao thêm 4 phần học bổng mỗi phần là 1.000.000 VNĐ (một triệu đồng) dành cho 4 ứng viên khác ngoài các ứng viên đã kể trên. Cụ thể là các ứng viên sau:
1.HOÀNG THỊ THANH THƯ, sinh viên trường Đại học KHXH & NV Tp. HCM.
2.NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN, sinh viên Đại học KHXH & NV Tp. HCM.
3.NGUYỄN THỊ ANH THƯ, sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội CSII Tp.HCM.
4.NGUYỄN THỊ THUỲ, sinh viên trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
Tất cả 9 ứng viên thuộc danh sách kể trên cần gửi bằng chứng xác nhận liên quan về một trong số những điều sau: gia đình thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật,…) tới địa chỉ email của Quỹ học bổng Chắp Cánh Ước Mơ là scholarship@nucuoitraitim.com trước 15 giờ 00 phút của ngày 18/09/2020. Quyết định trao học bổng có thể sẽ thay đổi nếu các ứng viên không cung cấp được các giấy tờ và bằng chứng liên quan được nêu ở trên.
Mỗi ứng viên nhận được học bổng sẽ được NCTT tổ chức một buổi gặp gỡ và trao giấy chứng nhận tại Tp. Hồ Chí Minh, riêng các bạn ở Hà Nội thì NCTT sẽ gửi chứng nhận qua đường bưu điện và chuyển khoản học bổng qua tài khoản ngân hàng. Thời gian và địa điểm cụ thể ứng viên sẽ được thông báo trực tiếp qua email. Văn phòng NCTT sẽ gửi email thông báo đạt học bổng kèm theo những thông tin liên quan khác đến với các ứng viên theo danh sách kể trên vào ngày 17/09/2020.
DACCUM-NCTT